Hydrogenated Polydecene
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Hydrogenated Polydecene là gì?
Hydrogenated Polyisobutene là một chất lỏng không màu, thành phần này được sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm. Cấu trúc phân tử của thành phần được hình thành không quá phức tạp vì vậy Hydrogenated Polyisobutene có độ ổn định cao, dễ dàng nhũ hóa, khi sử dụng.
Hydrogenated Polyisobutene là một chất làm mềm có thể tạo thành khi Polydecene được hydro hóa. Trên bề mặt da thành phần này tạo thành một lớp màng nhưng vẫn thông thoáng không bị bí tắc. Đặc biệt thành phần có thể tạo độ bóng và không gây nhờn cho da. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh cho khả năng làm mềm của Hydrogenated Polydecene. Họ đã thực hiện bằng cách thử nghiệm trên những người có làn da khô. Kết quả của nghiên cứu rất khả quan. Những người có da khô được sử dụng Hydrogenated Polydecene đều đặn 2 lần/ngày, làn da có biến chuyển cải thiện rất tốt. Ở một nghiên cứu khác, cuộc thử nghiệm bôi Hydrogenated Polydecene lên vùng vết chân chim của một số người, nếp nhăn đã giảm đáng kể.

Sử dụng nó trên da thì Hydrogenated Polyisobutene và các phân tử sẽ liên kết tạo một lớp màng mỏng bảo vệ, ngăn cản sự thoát nước giữ độ ẩm cho da. Chất này có thể thay thế cho một loại dầu khoáng vì dầu khoáng không có lợi cho sức khỏe con người và làn da. Hydrogenated Polyisobutene nó là một chất làm mềm dưỡng ẩm cho da khiến da, không bị nhờn. Hoạt chất còn có thể thay thế cho các silicon dễ bay hơi.
Hydrogenated Polydecene là một chất làm mềm lý tưởng cho các sản phẩm chăm sóc em bé vì nó tinh khiết và không gây dị ứng.
Điều chế sản xuất
Hydrogenated Polydecene là hỗn hợp của những hydrocacbon, hoạt chất bão hòa từ C30H62-C70H142 đó là quá trình được tạo ra oligome hóa trực tiếp. Đem hỗn hợp oligomer chưng cất đến từng phần nhỏ của độ nhớt được theo công thức phù hợp. Tiếp theo là hydro hóa để đạt đến độ bão hòa, tiếp tục chưng cất sao cho độ nhớt đạt yêu cầu. Độ nhớt và hàm lượng của oligomer khác nhau đối với các loại Polydecene hydro hóa khác nhau theo điều kiện và trọng lượng riêng. Polydecene đã hydro hóa để chứa chất ổn định phù hợp với yêu cầu.
Cơ chế hoạt động
Thông tin về thành phần này trong mỹ phẩm hiện còn khá khiêm tốn. Về cơ chế hoạt động của Hydrogenated Polydecene đối với làn da cũng chưa có báo cáo cụ thể.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Glycol Distearate là gì?
Glycol Distearate là một diester, sản phẩm kết hợp giữa ethylen glycol và acid stearic. Hóa chất này có màu trắng, mùi tự nhiên không tan trong nước, phân tán trong nước và dầu, có chỉ số HLB là 5-6.
Trong công thức mỹ phẩm, Glycol Distearate có khả năng tạo bọt nên thường được dùng sản xuất dầu gội, xà phòng, nước rửa tay, sữa tắm… Glycol Distearate đã được kiểm định và chấp thuận bởi CIR vì khả năng thích ứng và nhạy cảm với da rất thấp.

Điều chế sản xuất Glycol Distearate
Glycol Distearate có thể được tìm thấy từ nguồn động vật hoặc các nguồn thực vật như dầu đậu nành, dầu colano. Hóa chất này cũng có thể được sản xuất tổng hợp từ quá trình diester giữa axit stearic acid béo. Glycol Distearate là diester của ethylene glycol và stearic acid.
Ceramide là gì?
Ceramide được biết đến là một trong ba loại lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da. Chất này chiếm 40-50% lipid ở lớp ngoài cùng của da – còn gọi là lớp sừng (số % còn lại là cholesterol và các acid béo tự do).
Có vai trò thiết yếu đảm bảo khả năng hoạt động của hàng rào bảo vệ da (lớp màng Hydrolipid) và duy trì độ ẩm cần thiết của da, Ceramide có thể nói là một trong những thành phần quan trọng quyết định đến vẻ đẹp của làn da.

Tham gia cấu tạo làn da, tuy nhiên Ceramide theo thời gian sẽ mất dần đi. Bên cạnh đó, tuổi tác cùng những ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời cũng khiến sự sản sinh ceramide tự nhiên trên da bị giảm sút. Hậu quả là làn da chúng ta mất nước và độ ẩm trở nên khô hơn, nếp nhăn xuất hiện, kích ứng hoặc mẩn đỏ. Sử dụng ceramide trong chăm sóc da thời điểm này để khôi phục đáng kể lượng ceramide bị giảm sút.
Cơ chế hoạt động của Ceramide
Khi chúng ta dùng sản phẩm bôi ngoài da, Ceramide sẽ bắt chước các chất béo có trong da, nhanh chóng hấp thụ vào bề mặt da, lấp đầy những “vết nứt” do thiếu hụt. Ceramide hoạt động ở lớp da trên cùng (lớp biểu bì), đồng hành cùng hàng rào bảo vệ da.
Mọi loại da đều có thể phù hợp để sử dụng sản phẩm có chứa Ceramide.
Cetyl Alcohol là gì?
Cetyl Alcohol là một loại alcohol béo tự nhiên được chiết xuất từ thực vật, có công thức hóa học CH3 (CH2) 15OH. Ở điều kiện thường, Cetyl Alcohol tồn tại ở dạng sáp tinh thể trắng và được coi là chất nhũ hóa thay thế cho Emulsifying wax hoặc Polawax nhờ đặc tính làm dày. Cetyl Alcohol được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong cách ngành công nghiệp chế biến và mỹ phẩm.
Công thức hóa học của Cetyl Alcohol
Cetyl Alcohol có hai dạng cơ bản:
- Dạng tổng hợp: Sản phẩm phụ thu được từ dầu mỏ;
- Dạng tự nhiên: Sản phẩm thu được từ chiết xuất dừa, cọ.
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, Cetyl Alcohol và các loại cồn béo khác được ứng dụng chủ yếu như một chất nhũ hóa. Đặc tính nổi bật của hợp chất này là giữ kết cấu sản phẩm và giữ nhũ tương không tách lớp dầu và chất lỏng. Cetyl Alcohol và các loại cồn béo khác cũng được sử dụng để thay đổi độ dày của sản phẩm lỏng và tăng khả năng tạo bọt hoặc để ổn định bọt.
Đặc biệt đối với phái đẹp, Cetyl Alcohol là hợp chất không còn quá xa lạ khi xuất hiện trong bảng thành phần của nhiều loại mỹ phẩm bởi khả năng cân bằng độ ẩm tự nhiên. Cetyl Alcohol xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm da và tóc, kem chống nắng, dầu gội đầu,… Cetyl Alcohol được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đánh giá là thành phần không gây nhạy cảm, không độc hại và an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Cetyl Alcohol là thành phần dưỡng ẩm trong nhiều loại mỹ phẩm
Điều chế và sản xuất Cetyl Alcohol
Cetyl Alcohol được sản xuất bởi nhiều phương pháp như ester hoá hoặc hydrogen hóa của các acid béo. Hợp chất này cũng có thể được sản xuất bằng xúc tác hydrogen hóa chất béo trung tính thu được từ dầu dừa hoặc mỡ động vật, sau đó Cetyl Alcohol được tinh kết để ra sản phẩm cuối cùng.
Cơ chế hoạt động của Cetyl Alcohol
Cetyl alcohol có chức năng như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất như hai chất lỏng hoặc chất lỏng và chất rắn.
Ngoài ra, chất hoạt động bề mặt làm giảm và nhũ hóa dầu và chất béo để loại bỏ bụi bẩn do một đầu của phân tử chất hoạt động bề mặt bị hút vào nước thì đầu kia bị hút dầu. Chất hoạt động bề mặt thu hút dầu, bụi bẩn và các tạp chất khác tích tụ trên da vào ban ngày và rửa sạch chúng.
Acrylates Copolymer là gì?
Acrylates Copolymer là một loại polyme của chất đồng trùng hợp carboxyl hóa acrylic có trọng lượng phân tử cao. Thuộc hợp chất cao phân tử kỵ nước, Acrylates Copolymer thường được sử dụng với vai trò chống thấm trong mỹ phẩm. Acrylates Copolymer tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng, tan trong dầu.

Sự an toàn của Acrylates Copolymer có chứa monome axit acrylic đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Acrylates Copolymer là chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Cơ chế hoạt động của Acrylates Copolymer
Acrylates Copolymer có khả năng hấp thụ sự bài tiết của da, do vậy giảm bớt độ bóng của da và tạo ra bề mặt da được cải thiện cho việc trang điểm. Thành phần này cũng tạo cảm giác dễ chịu với các chất dùng trong mỹ phẩm và giúp giảm bớt bất kì cảm giác nhờn của sản phẩm mang lại.
Butylated Hydroxytoluene là gì?
Butylated hydroxytoluene là một hợp chất hữu cơ lipophilic, tan kém trong nước nhưng có thể tan trong chất béo.
Butylated hydroxytoluene tồn tại ở dạng tinh thể, màu trắng, không mùi. Hóa chất này chủ yếu được sử dụng như một chất chống oxy hóa phụ gia thực phẩm trong các sản phẩm có chứa chất béo, dầu; đồng thời nó cũng được dùng rất phổ biến trong mỹ phẩm và dược phẩm.

Butylated hydroxytoluene còn được dùng trong điều trị mụn do dậy thì hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ngoài ra, trong một số trường hợp viêm loét butylated hydroxytoluene còn có thể dùng trực tiếp trên da nhờ cơ chế phá hủy lớp biểu bì bên ngoài của các tế bào virus. Mầm bệnh được ngăn chặn, không có cơ hội phát triển, ký sinh.
Điều chế sản xuất Butylated Hydroxytoluene
Butylated hydroxytoluene về mặt hóa học vẫn là một dẫn xuất của phenol. Trong tự nhiên, thực vật phù du, tảo xanh và ba loại vi khuẩn lam khác nhau có khả năng tạo ra butylated hydroxytoluene.
Butylated hydroxytoluene cũng có thể được tổng hợp nhân tạo. Người ta tiến hành điều chế bằng phản ứng của p-cresol (4-methylphenol) với isobutylene (2-methylpropene) xúc tác bởi axit sulfuric:
CH3(C6H4)OH + 2CH2 = C(CH3)2 → CH3)3C)2CH3C6H2OHCH3(C6H4)OH ((CH3)3C)2CH3C6H2OHCH3(C6H4)OH + 2CH2 = C(CH3)2 → H3)3C)2CH3C6H2OH
Ngoài ra, BHT được lấy từ 2,6-di-tert-butylphenol hydroxymethylation hoặc aminomethylation trong phản ứng thuỷ phân. Approximately 4 M kg/y là sản phẩm.

Cơ chế hoạt động của Butylated Hydroxytoluene
Tương tự như cơ chế tự tổng hợp của vitamin E, butylated hydroxytoluene cũng tạo cơ thế hoạt động như thế để ngăn ngừa quá trình oxy hóa diễn ra thông qua việc nhường một nguyên tử hydro – chất chuyển đổi các gốc peroxy thành hydroperoxide.
Butylated hydroxytoluene còn được đánh giá cao như một chất liên hợp với những chất chống oxy hóa khác.
Omega-6 là gì?
Axit Omega-6 là một loại chất béo không no, bao gồm những thành phần Linoleic acid (LA), Gamma linolenic acid (GLA), Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Arachidonic acid (AA).

Axit Omega-6 là chất béo cần thiết cho các quá trình hoạt động của cơ thể. Cơ thể không thể tự tổng hợp được axit omega-6 mà chúng ta phải bổ sung từ các nguồn thực phẩm giàu hoạt chất này hoặc bổ sung hoạt chất này thông qua thực phẩm chức năng.
Điều chế sản xuất
Acid omega-6 có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, nhưng cơ thể chúng ta lại không tự tổng hợp được mà phải dung nạp từ nguồn thức ăn. Omega-6 có nhiều trong các loại dầu động, thực vật.
Các nghiên cứu về nhóm vi khuẩn tía quang hợp (VKTQH) tìm thấy một số chủng VKTQH (loài Rhodovulum sulfidophilum, Rhodobacter sphaeroides) có khả năng tổng hợp được omega-6 đã được phân lập.
Tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về ứng dụng của nhóm VKTQH không lưu huỳnh trong các lĩnh vực xử lý nước thải, khử sulfide, sản xuất protein đơn bào (SCP), sử dụng làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản, thu nhận ubiquinol… Tuy nhiên, nghiên cứu về khả năng tổng hợp các axit béo không no dạng omega-6 nhóm VKTQH còn ít.
Đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất omega-6 từ vi khuẩn tía quang hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm” mã số ĐT.09.17/CNSHCB do TS. Hoàng Thị Yến làm chủ nhiệm, Viện Công nghệ sinh học chủ trì, thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, đã được Hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt.
Cơ chế hoạt động
Axit béo omega-6 được tìm thấy ở nhiều nơi trong cơ thể chúng ta. Omega-6 có thể thực hiện chức năng của tất cả các tế bào. Nếu mọi người không ăn đủ axit béo omega-6, các tế bào sẽ không hoạt động bình thường. Quá nhiều axit béo omega-6 có thể thay đổi cách tế bào phản ứng và có tác động có hại đến các tế bào trong tim và mạch máu.
Calcium Glycerophosphate là gì?
Calcium glycerophosphate là muối canxi của axit glycerophosphoric tạo thành bột màu trắng, mịn, hơi hút ẩm. Sản phẩm thương mại là một hỗn hợp của canxi beta-, D- và L -alpha-glycerophosphat.
Calcium glycerophosphate được FDA xếp vào danh sách thành phần thực phẩm công nhận là an toàn (GRAS) như một chất bổ sung chất dinh dưỡng (nguồn canxi hoặc phốt pho). Trong các sản phẩm thực phẩm như gelatins, bánh pudding và chất trám chúng ta đều có thể tìm thấy thành phần calcium glycerophosphate.

Bên cạnh đó, calcium glycerophosphate cũng có trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng nhờ khả năng có thể thúc đẩy quá trình đệm-pH của mảng bám, nâng cao mức độ canxi và phosphat trong mảng bám và tương tác trực tiếp với khoáng chất nha khoa.
Cơ chế hoạt động
Khi kết hợp với natri monofluorophosphat, calcium glycerophosphate sẽ làm giảm khả năng hòa tan axit của men răng. Bên cạnh đó, calcium glycerophosphate cũng được cho sẽ làm tăng tác dụng tái khoáng của natri monofluorophosphate dẫn đến quá trình tái khoáng hóa men răng nhiều hơn nhưng cơ chế đằng sau điều này vẫn chưa được biết rõ.
Ngoài ra, calcium glycerophosphate còn làm giảm độ pH mảng bám được tạo ra bởi dung dịch đường sucrose. Trong chất thay thế điện giải, calcium glycerophosphate lại hoạt động như một chất cho canxi và photphat.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bát giác liên.
Tên gọi khác: Độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ.
Tên khoa học: Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe. Họ: Hoàng mộc (Berberidaceae). Chi: Bát giác liên (Dysosma Woodson.), đây là một chi nhỏ gồm 7 đến 10 loài cây thân thảo sống lâu năm.
Đặc điểm tự nhiên
Bát giác liên là cây cỏ nhỏ sống lâu năm do thân rễ, có chiều cao trung bình từ 30- 50cm.
Rễ
Bát giác liên là cây hai lá mầm nhưng có kiểu rễ chùm gồm nhiều rễ nhỏ hình sợi mọc từ thân rễ. Rễ cây phát triển thành củ mẫm, chứa nhiều tinh bột nên có màu trắng.
Rễ cây có đường kính 1,5-2,5mm, dài 30cm - 70 cm (tối đa lên tới 80cm). Bề mặt ngoài của rễ có nhiều lông rễ, màu vàng chanh sau đó chuyển sang màu nâu nhạt.
Về vi thể, mặt cắt ngang rễ Bát giác liên có hình tròn, biểu bì gồm một lớp tế bào đa giác hay h́ình gần tṛòn, được xếp tương đối đều đặn. Có các lớp mô mềm ở dưới các lớp biểu bì gồm các tế bào tròn có thành mỏng.
Thân rễ
Thân rễ Bát giác liên có hình trụ, mập, dạng chuỗi; màu vàng nâu, kích thước từ 2 - 4 cm. Trên thân rễ có những vết sẹo có khả năng phát triển thành một nhánh mới.
Về vi thể, các lát cắt của thân rễ hình tròn, cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm:lớp bần, mô mềm vỏ, các bó libe-gỗ. trong đó, lớp bần gồm 2-3 hàng tế bào hình đa giác. Các mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp lộn xộn. Các bó libe-gỗ kích thước khá đều nhau, trên mỗi bó libe-gỗ có đính 2 cụm tế bào mô cứng, 1 cụm nằm sát libe, 1 cụm nằm sát gỗ.
Lá
Lá Bát giác liên có hình dạng rất đa dạng từ dạng bầu dục không chia thùy cho đến dạng đa giác với nhiều thùy nông, từ 4 đến 9 cạnh nhưng phổ biến là 6 đến 8 cạnh. Đường kính lá khoảng 12 - 25 cm, mép lá có răng cưa nhỏ, khi non có vân.
Hoa
Hoa có màu đen trong chứa nhiều hạt, mọc đơn độc hay từng 4-12 trên 1 cuốn, có, hình trứng, đường kính khoảng 12mm. Hoa thường nở vào tháng 3 đến tháng 5.
Bát giác liên
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Bát giác liên là cây thuốc có nhiều công dụng cho sức khỏe, khả năng tái sinh kém, nhưng đang bị khai thác quá mức nên rất quý hiếm.
Bát giác liên có phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây bát giác liên mọc nhiều ở những vùng núi cao, rừng ẩm như ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu.
Thu hái và chế biến
Rễ bát giác liên được thu hái vào mùa thu, đông, lá được hái vào mùa xuân, trước khi cây ra hoa, dùng tươi hay phơi khô để dùng dần. Người ta thường thu hái củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc đem phơi/ sấy khô.
Bát giác liên có tỷ lệ đậu quả rất thấp trong tự nhiên cũng như trong điều kiện trồng trọt nên việc sử dụng hạt làm vật liệu nhân giống là rất khó khăn; tuy vậy Bát giác liên có thể nhân giống bằng thân rễ. Do đó, Bát giác liên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam với mức phân hạng “nguy cấp”, nên cần được nghiên cứu nhân giống và bảo tồn.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Dysosmae Versipellis; thường gọi là Quỷ cừu.
Methylpropanediol là gì?
Methylpropanediol là hợp chất khá phổ biến trong quá trình sản xuất mỹ phẩm. Hợp chất này được coi là dung môi, chất giữ ẩm và chất làm mềm thường xuất hiện trong các bảng thành phần mỹ phẩm của phái đẹp.
Cấu trúc hóa học của Methylpropanediol
Ngoài ra, Methylpropanediol còn là một hợp chất hữu cơ có hoạt tính thấp và được The Cosmetics Database đánh giá mức độ an toàn đến 99% cho cơ thể và làn da. Công dụng nổi bật nhất của Methylpropanediol là khả năng hòa tan và dung hòa các hợp chất acid salicylic, acid ferulic, allantoin có trong mỹ phẩm, giúp các loại dưỡng chất này phát huy tác dụng tối đa.
Đặc biệt, Methylpropanediol còn được coi là chất xúc tác kích thích các dưỡng chất hoạt động và thẩm thấu vào da một cách nhanh chóng. Hoạt chất này thường xuất hiện trong bảng thành phần mỹ phẩm của các loại kem dưỡng ẩm, serum, mặt nạ cấp ẩm, dầu gội, lotion.
Methylpropanediol là thành phần phổ biến trong các loại serum dưỡng da
Điều chế sản xuất Methylpropanediol
Methylpropanediol có thể được điều chế và sản xuất từ đường ngô.
Cơ chế hoạt động Methylpropanediol
Methylpropanediol được coi là thành phần tự nhiên có khả năng thay thế cho các gốc khó hòa tan như propylene glycol. Trong mỹ phẩm, Methylpropanediol là một dung môi hữu cơ giúp làm mềm, giữ ẩm và chống lão hóa cho da.
Isododecane là gì?
Isododecane là một thành phần có hầu như trong các sản phẩm mỹ phẩm. Chức năng của Isododecane là một chất làm mềm, nó bay hơi nhanh không thấm vào da và hầu như không kích ứng da khi sử dụng. Isododecane có khả năng lan tỏa trên da nhanh hơn và phân tán màu nhanh hơn, tốt hơn.

Chính vì điều đó nên có thể ngăn ngừa sự thoát hơi nước ở da giúp da ẩm. Isododecane giúp da lấp đầy các vết nhăn làm cho da trở nên căng bóng. Vì vậy nên Isododecane có mặt hầu hết ở trong những sản phẩm mỹ phẩm như son bóng, kem dưỡng da trang điểm, mascara, kem chống nắng…
Điều chế sản xuất
Dựa trên phương pháp sáng chế đề cập đến phương pháp điều chế, chế phẩm mỹ phẩm. Phương pháp này bao gồm điều chế isododecane. Isododecane là nguồn gốc tự nhiên được kết hợp với hỗn hợp isododecan kết quả tạo thành với ít nhất một hợp chất được chọn. Một trong số đó là thuốc nhuộm, chất tạo màng, sáp, dầu và hỗn hợp của chúng. Sáng chế cũng liên quan đến chế phẩm mỹ phẩm thu được.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động được nghiên cứu ở nhóm 15 con chuột đực F344 cho nó tiếp xúc qua mũi trong 2 giờ với hơi isooctan được đánh dấu C ở nồng độ ∼1 và 350ppm. Chất tương đương C-isooctane trong quá trình hấp thu và phần lớn được thải trừ qua thận. Thời gian bài tiết kéo dài trong thời gian theo dõi sau phơi nhiễm là 70 giờ. Từ 1%-2% trong số chất tương đương C-isooctan đã hít vào nồng độ phơi nhiễm (∼1 hoặc 350ppm) nó vẫn còn tồn tại trong thân thịt 70 giờ sau khi đường hô hấp tiếp xúc.
ODA White là gì?
ODA White là Axit octadecenedioic ra đời bởi vì các nhà khoa học đang tìm kiếm một giải pháp thay thế hiệu quả cao hơn cho axit azelaic, một hoạt chất nổi tiếng được sử dụng cho mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ và tăng sắc tố.
Axit azelaic được tìm thấy trong ngũ cốc, lúa mạch và lúa mạch đen, thường được sử dụng do chi phí thấp, mặc dù thực tế là các tác dụng phụ có thể bao gồm châm chích, bỏng rát, ngứa, ngứa ran, khô hoặc bong tróc da - có thể do nồng độ cao cần thiết (lên đến 20%) để trị mụn chẳng hạn.
Công thức hoá học của ODA White
O.D.A. White là thành phần làm sáng da với cơ chế hoạt động mới ức chế toàn bộ con đường chuyển hóa tổng hợp melanin từ nhân của tế bào hắc tố, phù hợp để điều trị các rối loạn sắc tố da như tàn nhang, nám, tăng sắc tố và da tối màu.
Điều chế sản xuất
ODA White có nguồn gốc từ hạt hướng dương và rất giống với axit Azeliac về cấu trúc phân tử của nó.
Axit octadecenedioic. O.D.A white hoạt động như một chất dưỡng da, làm sáng và trắng da, thu được bằng cách lên men sinh học từ axit oleic tự nhiên và thực vật.
Cơ chế hoạt động
Không giống như hầu hết các chất làm sáng da khác, ODA White không hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của tyrosinase mà hoạt động bằng cách liên kết với thụ thể kích hoạt chất tăng sinh peroxisome (PPAR). Kết quả là, nó có thể thúc đẩy sự biệt hóa của các tế bào sừng, các tế bào chính trong lớp biểu bì.
ODA White được biết là có hoạt tính gấp 50 lần so với axit azelaic trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn propionibacterium.
Lauroyl Lysine là gì?

Lauroyl lysine có tên thương mại là Amihope LL. Thành phần này được phát triển cách đây vài thập kỷ bởi Ajinomoto, công ty hàng đầu thế giới về axit amin. Đặc biệt, Lauroyl lysine được chọn để ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp là vì hiệu suất, độ ổn định và độ an toàn của chất này.
Là một nguyên liệu thô, Lauroyl lysine có dạng bột kết tinh màu trắng, không hòa tan trong nước hay dung môi hữu cơ nên không bị rửa trôi với nước hoặc mồ hôi.
Lauroyl lysine là một dẫn xuất axit amin có chức năng như một chất làm mềm da và dưỡng tóc, mang lại cảm giác mềm mượt. Chất này cũng góp phần vào kết cấu của sản phẩm bằng cách giúp tạo gel cho dung môi, đồng thời vẫn ổn định trong điều kiện nhiệt cao.
Trong trang điểm, Lauroyl lysine thường được sử dụng để giúp lớp nền lâu trôi hơn nhờ khả năng bám cực tốt trên da.
Điều chế sản xuất
Lauroyl lysine là một dẫn xuất của Lauric acid, có thể được điều chế bằng L-lysine và axit béo tự nhiên (dầu dừa).
Cơ chế hoạt động
Lauroyl lysine là một phân tử hữu cơ nhỏ, là kết quả của phản ứng giữa Lauric acid và một axit amin thiết yếu là Lysine. Phần Lauric acid cung cấp độ mềm và độ kết dính lý tưởng, trong khi phần Lysine biến chất này thành một tinh thể không hòa tan và ổn định.
Sản phẩm liên quan











